Quan tâm nhiều nhất của mọi khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng quân đội MB chính là tỷ giá ngoại tệ ngân hàng MB. Thời gian gần đây, rất nhiều người đề cập đến việc hạch toán tỷ giá nào khi đầu tư mua bán ngoại tệ. Vậy nên dùng ty gia mb bank nào phù hợp nhất liên quan đến mua bán ngoại tệ?
Các loại tỷ giá mb bank hiện nay
- Áp dụng chính sách tỷ giá, MB bank dựa trên rất nhiều yếu tố và có nhiều loại tỷ giá khác nhau:
- Nếu dựa trên nghiệp vụ giao dịch thì tỉ giá ngân hàng MB có 3 loại cơ bản: Tỉ giá mua; Tỉ giá bán; Tỉ giá liên ngân hàng.
- Nếu dựa trên thị trường yết giá ti gia mb bank có 2 loại: Tỉ giá chính thức và Tỉ giá thị trường
- Nếu dựa trên kì hạn thì có tỉ giá giao ngay (Là loại tỉ giá được áp dụng cho những trường hợp hợp đồng mua bán ngoại tệ được thực hiện sau 2 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu giao dịch với ngân hàng MB) và Tỉ giá kì hạn (Là loại tỉ giá được áp dụng cho những trường hợp hợp đồng mua bán ngoại tệ được kí kết ngày hôm nay nhưng thực hiện giao dịch lại diễn ra ở một thời điểm xác định trong tương lai. Nếu tỉ giá thị trường biến động, đến thời điểm đáo hạn thì tỉ giá thực hiện vẫn được giữ nguyên theo hợp đồng đã kí kết với ngân hàng MB ban đầu).
- Nếu dựa trên mối quan hệ giữa các đồng tiền thì phân thành 2 loại cơ bản: Chỉ số tỉ giá danh nghĩa song phương (Biểu thị sự thay đổi sức mua danh nghĩa của 2 đồng tiền, chưa tính đến sự biến động mức giá cả của hàng hóa ở 2 quốc gia khác nhau) và chỉ số tỉ giá thực song phương (Là tỉ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa 2 quốc gia).
Nên dùng tỷ giá mb bank nào phù hợp nhất khi mua bán ngoại tệ?
- Khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng mb cần nắm vững sự biến động của thị trường ngoại hối để có quyết định chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất. Đối với bên có của các tài khoản vốn bằng tiền, bạn nên chọn tỷ giá ghi sổ (tỷ giá đích danh, tỷ giá bình quân gia quyền, tỷ giá mb nhập trước, xuất trước…)
- Cùng với đó, đối với bên có của các tài khoản nợ phải trả, hoặc bên nợ của các tài khoản khác phải thu thì nên sử dụng tỷ giá giao dịch (tỷ giá thực tế thị trường, thường là tỷ giá của ngân hàng mb mà công ty phát sinh giao dịch. Hoặc là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế).
- Đối với bên nợ của các tài khoản nợ phải trả, hoặc bên có của các tài khoản nợ phải thu thì sử dụng ty gia mb ghi sổ
- Nếu cuối năm tài chính phải đánh giá lại các khoản thu tiền tệ có gốc ngoại tệ thì sử dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố ở tại thời điểm lập bảng CĐKT cuối năm tài chính.
- Nếu cuối năm tài chính các số dư nợ phải trả hoặc dư nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ thì tỷ giá ngân hàng mb giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố ở tại thời điểm cuối năm tài chính.
- Nếu trường hợp người giao dịch mua, bán, ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì sử dụng tỷ giá thực tế mua, bán
- Đối với các tk doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh, TSCĐ…và bên nợ cúa các tài khoản vốn bằng tiền thì dùng tỷ giá giao dịch là hợp lý nhất.
Chúc các bạn chọn lựa tốt nhất tỷ giá mb bank trong mua bán ngoại tệ!