Bệnh trĩ là một trong những bệnh hậu môn trực tràng người Việt mắc khá nhiều. Thường với tâm lý e ngại vùng nhạy cảm nên một số người trì hoãn việc đi khám bệnh trĩ. Cứ có hiện tượng ngứa hoặc đau rát, khó chịu ở hậu môn thì việc đầu tiên là sẽ chữa trị tại nhà. Đây là một trong những thói quen không lành mạnh và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu từ A đến Z về bệnh trĩ để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là bệnh co giãn tĩnh mạch quá mức. Phần tĩnh mách nối với cơ trơn hậu môn và liên kết với lớp lót biểu mô bị tổn thương dẫn đến rối loạn tĩnh mạch. Mức độ rối loạn nhiều sẽ tạo nên các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo hay còn gọi là búi trĩ. Trĩ sẽ được phân chia thành 4 cấp độ từ cấp độ 1 cho đến cấp độ 4. Khi trĩ phát triển gia tăng, tĩnh mạch tổn thương hiệu búi trĩ sẽ không tự co lên được. Lúc này tạo nên hiện tượng sa búi trĩ hay còn gọi là trĩ nặng. Ở cấp độ này buộc phải tiến hành phẫu thuật, không thể chữa trị bằng thuốc uống và thuốc bôi như giai đoạn 1 và 2.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
- Táo bón lâu năm và rặn mạnh khi đi cầu. Phân quá cứng, kích thước lớn gây tổn thương đến tĩnh mạch hậu môn.
- Ngồi lâu trên bồn cầu và cố rặn khi táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính
- Béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
- Mang thai, táo bón trong quá trình mang thai, sinh con dẫn đến bệnh trĩ
- Quan hệ tình dục thông qua đường hậu môn. Trĩ trong trường hợp này thường gặp ở những người đồng tính luyến ái nam.
- Chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, tuổi già, cơ địa cũng dẫn đến bệnh trĩ
Các loại bệnh trĩ hiện nay
- Trĩ ngoại là trĩ xuất hiện bên ngoài thành hậu môn, bao quanh hậu môn. Chúng sẽ được bao bọc bởi các mô vảy.
- Trĩ nội hình thành bên trong thành hậu môn và được bao bọc bởi niệm mạc.
- Trĩ tổng hợp là trĩ được kết hợp cả 2 loại trĩ trên. Chúng hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài hậu môn
Bệnh trĩ chia làm 4 cấp độ:
- Trĩ cấp độ 1: Búi trĩ vẫn ở giai đoạn hình thành, còn rất nhỏ và chỉ gây ngứa nhẹ, tạo cảm giác khó chịu
- Trĩ cấp độ 2: Búi trĩ lúc này đã phát triển to hơn những vẫn nằm gọn quanh hậu môn. Khi chúng ta rặn và khép cơ hậu môn thì chúng cũng vẫn có thể phối gợp co giãn nhịp nhàng.
- Trĩ cấp độ 3: Búi trĩ phát triển đến mức cao hơn. Khi ngồi xổm hoặc làm việc nặng búi trĩ sẽ sa xuống. Tuy nhiên chúng vẫn có thể co lên được
- Trĩ cấp độ 4: Sa búi trĩ ra ngoài ống hậu môn. Búi trĩ gẫn như không tự co lại được. Việc đi vệ sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Chúng cọ xát với nhau và gây cản trở việc đại tiện, gây chảy máu dẫn đến đau nhức và ngứa tột độ.
Cách điều trị bệnh trĩ
Người bệnh nên tìm đến các địa chỉ chữa bệnh trĩ để được thăm khám và điều trị tức thì. Nếu để lâu và ngày càng nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ, ung thư, nhiễm trùng máu… Nhẹ thì cũng gây đau đớn, mệt mọi, giảm chất lượng cuộc sống.
Tùy vào mức độ tiến triển của các búi trĩ để có những hình thức chữa trị khác nhau. Có thể chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và bôi thuốc lên vùng bị trĩ. Cũng có thể kèm theo thuốc uống. Nặng nhất là phải dùng đến các phương pháp phẫu thuật để cắt búi trĩ.